Chức Vụ Chữa Lành- Thần Học Nhập Thể (Phần 1)
THẦN HỌC NHẬP THỂ
Đối với tôi, một lý luận hợp lý hơn để hiểu được mối quan hệ giữa hai bản tánh của Chúa Jê-sus là điều mà tôi muốn đặt tên là thần học nhập thể. Cơ sở cho điều này là việc đọc cẩn thận một đoạn Kinh Thánh rất quen thuộc trong Phi Pl 2:1-30. Nó quan trọng đến nỗi tôi muốn trích dẫn ở đây:
Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có , Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời , song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi , lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người ; Ngài đã hiện ra như một người , tự hạ mình xuống , vâng phục cho đến chết , thậm chí chết trên cây thập tự (câu 5-8).
Trước hết, khúc Kinh Thánh này khẳng định rõ Chúa Jê-sus là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Là Đức Chúa Trời, Ngài có tất cả các thuộc tính của Chúa, giữa vòng đó là tính toàn tri. Ngài “bình đẳng với Đức Chúa Trời”.
Phần chính yếu của việc Chúa Jê-sus chấp nhận nhập thế và mang lấy hình ảnh loài người là việc Ngài bằng lòng để vâng phục suốt cuộc đời trên đất của mình .
Mặc dầu Chúa Jê-sus là Đức Chúa Trời, qua sự nhập thế Ngài đã trở thành bất bình đẳng với Đức Chúa Trời. Rõ ràng sau khi nhập thế Chúa Jê-sus đã khác trước. Như vậy, làm thế nào Ngài trở nên bất bình đẳng? Rõ ràng là không phải bằng cách từ bỏ thần tánh của Ngài, bởi vì Ngài luôn luôn là Đức Chúa Trời 100 phần trăm. Không, Chúa Jê-sus đã trở nên bất bình đẳng với Cha Ngài không phải bằng cách từ bỏ đi điều gì cả, mà bằng việc mang lấy điều mà Cha Ngài không có. Ngài đã nhận lấy hình hài con người “mang lấy hình tôi tớ, và trở nên giống như loài người.” Từ lúc đó trở đi, Chúa Jê-sus khác hơn cả Cha Ngài lẫn Đức Thánh Linh, bởi vì họ chỉ có một bản tánh. Còn Chúa Jê-sus có hai bản tánh.
Phần chính yếu của việc Chúa Jê-sus chấp nhận nhập thế và mang lấy hình ảnh loài người là việc Ngài bằng lòng để vâng lời suốt cuộc đời trên đất của mình. Ngài “đã vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”
Việc hiểu được Chúa Jê-sus qua sự nhập thế của Ngài với tư cách một tôi tớ vâng lời, là điều quan trọng để hiểu được những sự năng động của chức vụ Ngài trên đất này. Tính chất sự vâng lời của Ngài là gì? Vì một điều, đó là sự tự nguyện. Không điều gì buộc Chúa Jê-sus phải làm như vậy. Vì một điều nữa, đó là sự tạm thời. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi Ngài chịu chết. Hơn nữa, qua giao kèo của sự vâng lời với Đức Chúa Cha, Chúa Jê-sus đồng ý đình chỉ các thuộc tánh thiên thượng của Ngài trong suốt thời gian thi hành chức vụ trên đất. Hãy lưu ý tôi không bảo rằng Ngài đã ngưng sở hữu các thuộc tính Thiên Thượng. Nhưng mặc dầu vậy Ngài vẫn có các thuộc tính đó, Ngài chỉ tự nguyện bằng lòng không sử dụng chúng.
Nếu lý luận trên là đúng, thì chúng ta có một bí quyết về mặt thần học: Bản tánh duy nhất Chúa Jê-sus sử dụng khi Ngài đang ở trên đất là nhân tánh của Ngài .
Tôi biết rõ rằng điều này nghe có vẻ lạ lùng đối với nhiều người Tin Lành, bởi vì điều này quá khác so với lý luận hai phương diện bình thường. Tôi không bao giờ quên rằng trong kỳ thi phong chức của tôi cách đây hơn 30 năm, tôi tình cờ đề cập đến điều đó mà không nhận biết rằng nó sẽ gây sửng sốt cho một số người trong ủy ban của tôi. Cuối cùng, họ cũng đã bỏ phiếu để phong chức cho tôi, nhưng đó chỉ là một con đường thoát hiểm nhỏ hẹp, và sự phong chức phụ thuộc vào lời hứa của tôi phải thực hiện một số việc để đọc biết thêm về mối liên hệ giữa hai bản tánh của Chúa Cứu Thế. Tôi đã giữ lời hứa của mình, nhưng kết quả cuối cùng là tôi vẫn tiếp tục giữ các ý kiến ban đầu của mình. Dầu vậy, qua năm tháng, tôi thấy chỗ đứng của mình là một chỗ hết sức cô đơn.
Gần đây hơn, tôi đã hết sức vui mừng khi phát hiện một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho ý tưởng này từ một trong những nhà thần học có hệ thống được tôn trọng nhất ngày nay, đồng nghiệp của tôi là Colin Brown thuộc Trường Thần Học Fuller. Trong tác phẩm của ông That You May Believe, ông đã dành toàn bộ Phần II để nói về “Những Câu Chuyện về Phép Lạ Cho Chúng Ta Biết Gì về Chúa Jê-sus?” Ông gọi quan điểm của ông là một “Cứu thế luận Thuộc linh” (Spirit Christology). Với lối giải thích đầy đủ am tường, ông bác bỏ luận thuyết hai phương diện “đã kết hợp bởi những cách biện giải theo truyền thống về Chúa Giê-xu là Con thánh của Đức Chúa Trời, làm các phép lạ trong chính quyền hạn của Ngài như vốn có.” Ông Brown nói rằng: “Các phép lạ của Chúa Jê-sus được ban cho ở một nơi nổi bật, nhưng chúng không được quy cho Chúa Jê-sus với tư cách Ngôi Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời. Chúng không được trình bày như là sự bày tỏ của thần tánh cá nhân Ngài.” 3 Tôi nhiệt liệt giới thiệu tác phẩm của Brown cho những người nào muốn tìm hiểu sâu xa hơn.
Chúa Giê-xu với tư cách Ađam Thứ Nhì
Để giúp làm rõ bức tranh hơn, tôi xin trình bày chi tiết bằng cách trước hết xem xét ý nghĩa của việc Chúa Jê-sus là Ađam thứ hai, và sau đó nhìn xem điều mà chính Chúa Jê-sus đã phán về điều đó.
Khi Ađam ở trong vườn Êđen, ông có quyền để ăn trái cấm bất cứ lúc nào. Nhưng ông đã bước vào một giao kèo của sự vâng lời với Đức Chúa Trời rằng ông sẽ không sử dụng quyền hạn này mà ăn trái cây đó. Một phương tiện quan trọng để duy trì mối tương giao mật thiết giữa Ađam với Đức Chúa Trời là sự vâng lời của ông. Điều tương tự cũng giống như vậy với Chúa Giê-xu. Chúa Jê-sus có quyền sử dụng các thuộc tánh thiên thượng của Ngài bất cứ lúc nào trong thời gian chức vụ trên đất, nhưng bao lâu Ngài còn vâng lời Đức Chúa Cha, thì Ngài không thể sử dụng các thuộc tính ấy.
Sứ đồ Phaolô đã nhắc đến Chúa Jê-sus như là Ađam cuối cùng. Ông nói: “Người thứ nhất bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra” (ICo1Cr 15:47). Điều đó hàm ý gì?
Một hàm ý đó là cả Ađam lẫn Chúa Jê-sus đều đã được dựng nên, hay là đã từ ban đầu mà có chứ không phải như tất cả chúng ta là từ những con người có trước mình. Những chi tiết về việc dựng nên Ađam được tiết lộ rất rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không có cùng các chi tiết như vậy về sự tạo dựng Chúa Jê-sus ngoại trừ việc chúng ta được biết là Ngài không có cha trên đất.
Chúng ta những người Tin Lành đã quen chấp nhận sự kiện Chúa Jê-sus không có mối quan hệ di truyền với Giôsép. Ngài đã được thai dựng, không phải bởi tinh trùng, mà là bởi Thánh Linh. Vượt trên điều đó, mặc dầu chúng ta không thường nghĩ đến, có thể lắm Ngài cũng được thai dựng mà không cần trứng của con người. Nếu vậy, Ngài cũng không có mối quan hệ di truyền với Mari.
Mari có thể lắm đã phục vụ chủ yếu như một chiếc lồng ấp Con Người, cung cấp tử cung, nhau thai, các chất hoóc môn và dinh dưỡng cho Chúa Jê-sus trước khi ra đời, cũng giống như bà đã cung cấp sữa để nuôi Ngài sau khi được sinh ra. Nhưng liệu chúng ta có thể chấp nhận khả năng cho rằng Chúa Giê-xu cũng không có mối quan hệ di truyền nào với những con người trước Ngài cũng như Ađam không? Nếu có, sẽ ích lợi cho việc làm rõ lý do vì sao Chúa Jê-sus có thể được gọi là Ađam thứ hai.
Điều này cũng có thể cho chúng ta một manh mối đối với một sự giống nhau nữa giữa Jê-sus và Ađam, ấy là Chúa Jê-sus cũng không nhiễm nguyên tội. Các nhà thần học đã thừa nhận rằng nguyên tội được truyền theo di truyền từ đời này sang đời kia. Dầu phải thừa nhận đây là một điểm nhỏ, nhưng nếu Chúa Jê-sus không có mối quan hệ di truyền với cả Mari vẫn Giôsép, điều này giúp chúng ta hiểu làm thế nào điều đó có thể được. Chúa Jê-sus hẳn muốn ám chỉ đến quá khứ không di truyền của Ngài bằng cách chỉ cho những người Pharisi hiểu rằng Ngài không thể là con trai của Đavít, bởi vì Đavít đã gọi Ngài là Chúa (xem Mat Mt 22:41-46).
Tất nhiên, mặc dầu có thể Chúa Jê-sus và Ađam đều không có những ràng buộc về mặt di truyền với loài người trong quá khứ, dầu vậy cả hai không giống nhau. Ađam ng từ bụi đất – ông chỉ có một bản tánh, bản tánh loài người. Chúa Jê-sus đến từ trời – Ngài có bản tánh thiên thượng cũng như bản tánh con người (xem ICo1Cr 15:47).