Chức Vụ Chữa Lành- Nan Đề Của Người Bệnh; Vui Mừng Trong Quyền Năng

NAN ĐỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI BỆNH

Trong khi các vấn đề này hầu như giống hệt nhau, thì phản ứng đối với mỗi vấn đề lại không giống nhau, chẳng hạn như khi đối diện với việc chữa lành người bệnh. Rất nhiều người Tin Lành sẽ vấp phạm khi nhận ra rằng không phải tất cả những người chúng ta cầu nguyện cho đều được lành. Một phương pháp điển hình được chọn bởi một trong các giáo sư anh em của tôi tại Chủng Viện Fuller, người đặc biệt bực bội rằng John Wimber và tôi đang dạy khóa học MG510 của chúng tôi trong chủng viện và rằng những tín đồ đang lan truyền rằng những người trong khóa học đã thật sự được chữa lành ngay trong trường. Ông đã được một người dấu tên trích lời trong tờ Christianity Today là đã chỉ trích chúng tôi vì dạy một “Cơ Đốc giáo may rủi trong đó hẳn chỉ có một vài người trúng lớn – những sự chữa lành ngoạn mục – và rất nhiều người thắng có mười đồng – được chữa trị bệnh nhức đầu – để thu hút một đám đông.” Sự phản đối chủ yếu của ông là một sự dạy dỗ như vậy xa rời với thần học của thập tự giá.

nan-de-cua-nguoi-benh

Tôi không giả vờ như có một câu trả lời tối hậu cho lý do vì sao một số người không được chữa lành cũng như tôi không có câu trả lời cho lý do vì sao một số người không được cứu. Nhưng chúng ta hãy nghĩ về điều này một chút xíu.

Trước hết, bệnh tật có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời không? Một cách tốt để thảo luận câu hỏi đó là hãy đưa ra một câu hỏi khác. Liệu bệnh tật có phải là giá trị trong nước trời không? Rõ ràng là không. Như chúng ta đã thấy, nó đi ngược lại với nếp sống của nước Trời. Cũng như sự nghèo đói và chiến tranh.

Nếu bệnh tật không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng có nhiều người thật sự đang đau yếu, thì điều gì là nguyên nhân? Câu trả lời rõ ràng: chính là Satan. Tôi đồng ý với Robert Wise, là người đã nói: “Chúng ta hãy đánh dấu lời kết luận bằng những chữ đỏ. Các tai họa trên thế giới này không bắt nguồn từ trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Kẻ ác chính là tác giả của hoạn nạn.” 9

Tôi tin rằng Satan làm việc qua ba phương cách chính để đem lại bệnh tật và khổ sở trên con người:

  1. Satan trực tiếp gây ra bệnh tật . Một mưu chước rõ rệt là tình trạng bị quỷ ám. Ví dụ, có khoảng 25 phần trăm những việc chữa lành của Chúa Jê-sus được ký thuật trong sách Phúc Âm Mác có liên quan đến ma quỷ. Ảnh hưởng trực tiếp của ma quỷ được minh chứng hết sức rõ ràng khi Chúa Jê-sus chữa bệnh cho một người đàn bà bị đau liệt và đã bị người cai nhà hội quở trách vì đã làm điều đó trong ngày Sabát. Chúa Jê-sus đã phán: “Con gái của Ápraham này, quỷ Satan đã cầm buộc mười tám năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sabát sao?” (LuLc 13:16). Vai trò trực tiếp của Satan cũng rất rõ ràng trong trường hợp của Gióp. Bao nhiêu phần trăm bệnh tật trực tiếp do Satan gây ra chúng ta không biết, nhưng chắc chắn là không ít.
  2. Satan gián tiếp sử dụng những hậu quả tự nhiên của Sự Sa Ngã để gây ra bệnh tật và đau khổ . Hắn dùng vi khuẩn, vi trùng, tình trạng suy dinh dưỡng, tai nạn, chiến tranh, chất độc, tuổi già, những kẻ cưỡng hiếp, những kẻ giết người v.v…. Rất có thể lắm tất cả bệnh tật đều được xếp vào số này.
  3. Satan cám dỗ người ta ngã vào tội lỗi , và nhiều khi Đức Chúa Trời dùng bệnh tật để hình phạt họ vì tội lỗi . Có nhiều ví dụ trong Cựu Ước về dịch lệ, là điều Đức Chúa Trời sai đến trên dân sự Ngài để hình phạt tội lỗi họ. Khi một số những người Ysơraên nổi loạn nghịch cùng Môise và Arôn, Đức Chúa Trời đã sai một trận dịch đến giết tới 14.700 người (xem Dan Ds 16:45-50). Sau đó Đức Chúa Trời đã giết 50.070 người Ysơraên khác ở tại Bếtsêmết khi họ không vâng lời Ngài mà nhìn vào rương giao ước của Đức Giêhôva (xem ISa1Sm 6:19), chỉ trưng dẫn hai ví dụ đó. Trong Tân Ước, Đức Chúa Trời đã làm cho Êlyma thuật sĩ bị mù như là một phần của cuộc đối đầu bằng quyền phép (xem Cong Cv 13:6-12). Ở tại Côrinhtô, một số những người tin Chúa mang bệnh tật và một số đã bị chết do hậu quả của việc lạm dụng tiệc thánh của Chúa (xem ICo1Cr 11:30).

Dầu cho nguyên nhân trực tiếp là gì đi nữa, thì hậu quả của bệnh tật thường là đau đớn, khổ sở, và sự chết, tất cả đều là công việc của Satan.

Nhưng bất chấp những ý định của Satan, một số những kết quả cuối cùng của bệnh tật vẫn có thể đem lại lợi ích. Chúng ta được dạy rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu mến Đức Chúa Trời (xem RoRm 8:28). Những người như Joni Eareckson Tada làm chứng về chiếc xe lăn tay của họ rằng Đức Chúa Trời đã dùng bệnh tật của họ để đem tình yêu của Ngài đến cho nhiều người. Cô ta nói: “Satan đã có ý đồ khiến cho một cô gái 17 tuổi tên là Joni phải bị gãy cổ, để hòng hủy hoại đời sống cô ấy, nhưng Đức Chúa Trời đã sai đến chiếc cổ bị gãy để nhậm lời cầu nguyện của cô hầu có mối tương giao gần gũi hơn với Ngài và sử dụng chiếc xe lăn của cô như là một bục giảng để bày tỏ ân điển nâng đỡ của Ngài.” 10

Cố đồng nghiệp của tôi ở tại Chủng Viện Fuller là Tom Brewster mắc một chứng liệt tứ chi suốt cả cuộc đời thanh niên của ông. Ông không thích sự tàn tật của mình, ông cũng không tin là nó đến từ Chúa. Chúng tôi đã cầu nguyện với ông cho đến ngày ông qua đời rằng Chúa sẽ chữa lành ông. Dầu vậy, ông vẫn luôn nói rằng Đức Chúa Trời sử dụng thương tích của ông để dạy dỗ ông nhiều điều cũng như uốn nắn đời sống ông theo những cách mà dường như bất khả thi nếu không có nó.

Thậm chí sứ đồ Phaolô cũng đã kinh nghiệm sự ban phước của Đức Chúa Trời trong cuộc đời mình qua “chiếc dằm xóc vào xác thịt ông” một số người lập luận rằng điều đó không phải là sự khổ sở về thuộc thể, nhưng dẫu cho nó có là bất cứ điều gì đi nữa, thì rõ ràng đó là một sứ điệp đến trực tiếp từ Satan, và Phaolô đã không thích nó một chút nào. Ông đã ba lần cầu nguyện cho nó lìa khỏi ông, nhưng nó vẫn không chịu lìa. Dầu mọi điều đó, Phaolô vẫn nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang sử dụng nó để ông khiêm nhường và vì điều đó mà ông vui mừng. Ông nói: “Tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi” (xem IICo 2Cr 12:7-10).

VUI MỪNG TRONG QUYỀN NĂNG

Cả bệnh tật lẫn tình trạng hư mất sẽ còn ở với chúng ta cho đến khi Chúa Jê-sus đến. Lý do chúng vẫn cứ còn dầu chúng ta biết nó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời là một trong những câu hỏi gây bối rối mà Kinh Thánh đơn giản không trả lời cho chúng ta. Nếu có người nào đó tìm ra một câu trả lời, thì tôi tin chắc người ấy sẽ là một ứng viên cho giải Nôben thần học.

Trong khi chờ đợi, tôi vẫn sẵn sàng sống với điều đó. Và tôi tiếp tục cầu nguyện hàng ngày: “Ý Cha được nên ở đất như trời.” Bởi vì tôi là một người đại diện cho chiến tuyến của nước Đức Chúa Trời, tôi sẽ tiếp tục chống lại công việc của Satan. Bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, tôi sẽ làm chứng cho người hư mất và cầu nguyện cho người bệnh, dầu biết trước rằng không phải tất cả đều sẽ được cứu và không phải tất cả đều được lành. Nhưng một số người sẽ được, và điều đó sẽ làm thành sự ban thưởng dồi dào cho những công sức được đầu tư vào. Đó là nơi tôi sẽ vui mừng và cùng vui với các thiên sứ ở trên trời.

Ghi chú

  1. John Wimber with Kevin Springer, Power Evangelism (San Francisco: Harper & Row, 1986), pp. 186, 187.
  2. Ken Blue, Authority to Heal (Downer’s Grove, IL: InterVarsity Press, 1987), p. 65.
  3. Paul E. Kauffman, “Another Look at Tibet,” Asian Report. No. 138, Jan. 1983, p. 9.
  4. Raymond J. Bakke, “Our Kind of People,” Evangelical Missions Quarterly, Apr. 1980, p. 127.
  5. George Eldon Ladd, A Theology of the New Testament (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1974), p. 57.
  6. Michael Harper, The Healings of Jesus (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1986), p. 163.
  7. See Foursquare World Advance, July/Aug. 1983, p. 11.
  8. Tim Stafford, “Testing the Wine from John Wimber’s Vineyard,” Christianity Today, Aug. 8, 1986, p. 21.
  9. Robert L. Wise, When There Is No Miracle (Ventura, CA: Regal Books, Div. Of Gospel Light Publications, 1977), p. 128.
  10. Joni Eareckson Tada and Steve Estes, A Step Further (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1978), p. 140.