Thánh Kinh Bảo Huấn- Đức Thánh Linh (Chương VIII- Phần 3)

 

Vector dove

Điểm Xác Nhận Thứ Tư: Chính Đức Thánh Linh phán ra các lời tiên tri, vì lời của Thánh Linh được đặt để trên miệng lưỡi các nhà tiên tri.

Các nhà tiên tri chỉ làm cái miệng được Đức Thánh Linh dùng để nói ra lời Ngài. Vì là con người, dù được Đức Thánh Linh dạy dỗ và sử dụng, các nhà tiên tri cũng có thể có lỗi lầm như mọi người khác, nhưng khi Đức Thánh Linh ở trên họ, họ được Ngài linh ứng được Thánh Linh bốc lên và cuốn theo như lá khô trước cơn gió lớn) và lời Thánh Linh phán qua miệng họ là lời vô ngộ (không thể sai lầm). Như vậy, huấn thị họ nói ra là của Thánh Linh chứ không phải của họ, vì chính Đức Chúa Trời phán chứ không phải là lời các nhà tiên tri nói ra. Như trường hợp của Phao-lô chẳng hạn: Phao-lô chắc cũng có lúc lầm lỗi (như sứ đồ Phi-e-rơ đã làm lỗi và bị Phao-lô trách cứ, như được ghi chép trong Ga-la-ti 2 : 1 1 – 1 4) nhưng khi Phao-lô được Thánh linh cảm ứng, lời của Phao-lô nói hay viết ra là lời vô ngộ. Vì vậy chúng ta cần phân biệt lời nào Phao-lô viết ra là lời ông viết khi được Thánh Linh cảm ứng và lời nào ông viết khi không được cảm ứng. Tất cả các lá thư Phao-lô viết ra và được Thánh Linh giữ lại trong Kinh Thánh Tân Ước đều là lời được cảm ứng, ngoại trừ có thể có lần trong 1 Cô-rinh-tô chương 7: Ấy đó là sự tôi thuận cho phép,chớ chẳng phải sự tôi truyền biểu… Nếu kẻ không tin Chúa muốn phân rẽ, thì cho phân rẽ: Trong cơn đó, người anh em hay là người chị em chẳng phải cầm buộc gì. Đức Chúa Trời đã gọi anh em ăn ở trong sự bình an.. (I Cô-rinh-tô 7:6, 15) But I say this as a concession, not as a commandment… But if the unbeliever departs, let him depart; a brother or a sister is not under bondage in suchcases. But God has called us to peace..

Khi nghiên cứu mấy câu này cùng với cả đoạn văn mạch văn, chúng ta thấy Phao-lô rất thận trọng ghi rõ là ông không chắc chắn ông đã nhận được lời dạy trực tiếp từ Chúa. Nhờ vậy chúng ta có thể biết chắc chắn rằng những lời dạy khác trong tất cả các lá thư Phao-lô chép lại đều đến từ Thánh Linh cả.

Cũng có người cho rằng : trong các lá thư Phao-lô viết, ông dạy rằng: Chúa Jê-sus tái lâm đang khi ông còn sống. Như trong câu I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17  ‘Kế đến chúng ta kẻ sống mà còn ở lại sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa  luôn luôn…

Phao-lô đã kể mình thuộc trong số những người còn sống để nghênh đón Chúa trở lại. Nhưng khi nghiên cứu kỹ đoạn văn này, ta thấy Phao-lô không hề dạy rằng: ông còn sống lúc Chúa tái lâm. Cũng như các sứ đồ khác và các con cái Chúa thuộc mọi thời đại, Phao-lô ước mong được nghênh đón Chúa khi Chúa trở lại. Khi viết câu I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17, tất nhiên Phao-lô không thể kể mình vào số ‘những kẻ chết trong Đấng Christ ‘ mà phải kể mình vào sống người đang sống. Ngoài ra, khi nói : ‘ chúng ta kẻ sống mà còn ở lại , Phao-lô đã bày tỏ tấm lòng của ông, lúc nào cũng ‘yêu mến sự hiện đến của Ngài (2 Tim 4:8), chứ Phao-lô không hề nói rằng: Chúa tái lâm khi ông còn sống trên trần gian. Đức Thánh Linh đã giữ cho Phao-lô, cũng như cho các người chép Kinh Thánh khác để họ không mắc phải các lỗi lầm của con người, khi họ được linh-ứng để viết ra lời vô ngộ của Chúa.

(5) II Cô-rinh-tô 2:13 Chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói và sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng (These things we also speak, not in words which man’s wisdom teaches but which the Holy Spirit teaches, comparing spiritual things with spiritual).

Điểm Xác Nhận Thứ Năm: Đức Thánh Linh ở trong các sứ đồ đã dạy cho họ cả tư tưởng (hay ‘khái niệm) lẫn lời nói để truyền đạt (bày tỏ) các tư tưởng đó ..

Ai cũng biết rằng từ tưởng được truyền đạt từ người này qua người kia (tâm trí này qua tâm trí kia) bằng lời nói. Vì vậy nếu lời nói không chính xác hay bất toàn, thì tư tưởng được truyền đạt bằng các lời này cũng bất toàn. Chúng ta thấy câu Kinh Thánh trên đây rất rõ ràng: ‘bằng lời do Thánh Linh dạy (in words which the Holy Spirit teaches). Ngay từ lúc ban đầu, Đức Thánh Linh đã biết sẽ có những người vô tín và các nhóm ‘Cơ-đốc tân phái’ với những lý thuyết ‘tân tiến’, ‘khoa học’ để gạt bỏ hay xuyên tạc sự thật về việc Thánh Linh cảm ứng (linh ứng) các sứ đồ để chép Kinh Thánh. Khi càng học hỏi mổ xẻ kỹ càng các lời được dùng để viết Kinh Thánh, chúng ta càng thấy rõ và càng tin cách vững chắc vào việc. Đức Thánh Linh đã chính xác chọn từng lời để truyền đạt mọi điều Ngài muốn dạy Hội thánh qua các thời đại. Đối với người học Kinh Thánh cách nông cạn có thể cho rằng sự kiện Thánh Linh cầm quyền trên mọi lời được chép ra trong Kinh Thánh là một điều không đáng tin hay phi lý. Nhưng đối với người nào đã được Thánh Linh sinh lại và dạy dỗ, rồi biết nghiền ngẫm lời Chúa từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm nọ, thì sẽ tin nhận cách quả quyết rằng sự khôn ngoan tuyệt đối của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong mỗi lời, cũng như trong mỗi tư tưởng được truyền đạt bằng những lời đó. Tất cả các thắc mắc, các khó khăn của chúng ta đều tiêu tan cách nhanh chóng khi chúng ta ghi nhận ý nghĩa chính xác của ngôn ngữ trong Kinh Thánh. Việc thay đổi một lời, một chữ, thay đổi thì như hiện tại thành tương lai v.v.) hay thay đổi số lượng (số ít thành số nhiêu, số nhiều thành số ít) chắc chắn sẽ tạo ra những mâu mâu thuẫn hay làm sai lạc chân lý. Nhưng một khi áp dụng đúng từng lời như được chép ra (trong nguyên văn Kinh Thánh), tất cả các thắc mắc khó khăn sẽ tiêu biến và chân lý sẽ nổi bật lên.

Hỏi: Nếu Đức Thánh Linh là Tác giả của mỗi lời, mỗi chữ trong Kinh Thánh, tại sao mỗi người chép Kinh Thánh lại có một văn phong (lối hành văn), một cách nói (style and diction) khác nhau? Ví dụ: Phao-lô lúc nào cũng dùng văn phong biệt của Phao-lô, Giăng có văn phong của Giăng v.v. ?

Đáp: Đức Thánh Linh là Thần Khôn ngoan (the Spirit of Wisdom, Eph 1:17) và cũng là Đức Chúa Trời Toàn năng nên việc mặc khỏi chân lý qua nhiều người, mỗi người có văn phong, lối nói, cách suy nghĩ cách trình bày, trình độ văn hoá, vốn từ (số từ vựng), cá tính… khác nhau là một việc quá cao cho trí óc con người, nhưng không có gì khó cho Thánh Linh cả. Đặc điểm kỳ diệu của Kinh Thánh là: cùng một chân lý thiên thượng được bày tỏ cách chính xác tuyệt đối, qua nhiều cá nhân với văn phong, lối nói…khác nhau. Chỉ một mình Thần Khôn ngoan và Toàn năng có đủ khôn ngoan và khả năng để làm việc đó. Kinh Thánh còn có nhiều điều mầu nhiệm khó hiểu nữa, nhưng nếu chúng ta có đủ đức khiêm nhường và khôn ngoan thiên thượng để thú nhận sự bất năng bất tài của mình rồi cầu xin Thánh Linh soi sáng thì chúng ta có thể được Ngài hướng dẫn từ điều mầu nhiệm này đến điều mầu nhiệm khác trong Kinh Thánh.

(6) Mác 7:13 Các ngươi lấy lời truyền khẩu mình lập ra mà bỏ mấtt lời Đức Chúa Trời. Các ngươi còn làm nhiều việc khác nữa giống như vậy. (Making the word of God of no efect through your tradition which you have handed down. And many such things you do) (Các ngươi làm cho lời Đức Chúa Trời thành ra vô hiệu. . .)

II Samuên 23:2 Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán, và lời của Ngài ở nơi lưỡi miệng ta.

I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 Bởi vây, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời cũng hành động trong anh em có lòng tin.

Điểm Xác Nhận Thứ Sáu: Các sứ đồ và các nhà tiên tri đã nói ra lời của Đức Chúa Trời khi họ được Đức Thánh Linh cảm ứng. Vì vậy, khi đọc Kinh Thánh, chúng ta không nghe lời của loài người, nhưng nghe tiếng phán dạy của Đức Chúa Trời.