Thánh Kinh Bảo Huấn- Đức Thánh Linh (Chương VI- Phần 5)

images (14)

Điểm Xác Nhận Thứ Chín: Các câu Kinh Thánh trên đây cho chúng ta thấy hai công việc quan trọng của Đức Thánh Linh :

(a) Đức Thánh Linh bày tỏ cho chúng ta biết những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời. Đối với con người thiên nhiên (natural man) thì những điều này bị ‘dấu kín’, nên bị họ coi là ‘sự rồ dại’ (foolishness). (Trước hết Đức Thánh Linh khải thị cho các sứ đồ biết các ‘huyền nhiệm’ (mystery) để chép Kinh Thánh, và sự khải thị này cũng cần thiết cho người học Kinh Thánh).

(b) Đức Thánh Linh ban quyền năng để nhận thức (discem), biết và lãnh hội những điều Ngài dạy.

Đức Thánh Linh vừa là Tác giả của Kinh Thánh (Lời Chúa được ghi chép), mà cũng là Đấng Giải thích tất cả những gì Ngài đã khải thị (trong Kinh Thánh). Khi đọc một cuốn sách sâu sắc khó hiểu mà lại được chính tác giả ngồi bên để giải thích thì chúng ta sẽ thích thú vô cùng. Đó là sự thích thú và sự hiểu biết chúng ta có thể tiếp nhận được khi nghiên cứu Lời Chúa với Đức Thánh Linh. Ngài đang sẵn sàng ở bên chúng ta để soi sáng, hướng dẫn, dạy dỗ chúng ta, nếu chúng ta biết yên lặng chờ đợi và vâng phục Ngài. Khi đó, những câu  Kinh thánh khó hiểu sẽ trở nên sáng sủa, từ những câu quen thuộc và ‘biết làu làu bỗng nhiên loé lên những sự dạy dỗ sâu nhiệm, thấm thía, sống động, mới mẻ. Vì vậy, chúng ta phải liên tục cầu nguyện như tác giả Thi Thiên 119:18 ‘Xin Thánh Linh mở mắt con, để con được thấy những sự lạ lùng trong Lời Chúa ‘.

Có Kinh Thánh, là lời khải thị khách quan vẫn chưa đủ, mà còn cần phải có sự khỏi thị chủ quan, tức là phải được Đức Thánh Linh rọi sáng tâm trí và tấm lòng. Chỉ lúc đó chúng ta mới hiểu được Lời Kinh Thánh đúng theo ý nghĩa Chúa muốn dạy dỗ chúng ta.

Một lỗi lầm rất tai hại và rất nguy hiểm là dùng lý trí, dùng tri thức của con người để học hỏi và giải thích Lời Kinh Thánh, vì không thể nào lấy ‘tri thức thuộc thể’ để hiểu ‘lời khải thị thuộc linh, đây chính là’ sự rồ dại ‘ (foolishness) được nói đến trong câu I Cô-rinh-tô 2:14, và cũng là ‘bãi lầy’ mà các nhà thần học tân phái đã sa vào và đã đem lại những hậu quả vô cùng tai hại cho chính họ và cho nhiều người khác. Một người, dù có đôi mắt sáng nhưng không biết gì về nghệ thuật hội hoạ thì làm sao có thể thưởng thức được các bức danh hoạ của Michelangelo ? Dù sao, nghệ thuật của Michelangelo cũng chỉ là nghệ thuật của con người mà người thiếu hiểu biết còn không thưởng thức được, thì làm sao con người trần tục, với tâm trí ô nhiễm của A-đam truyền thụ, lại có thể hiểu được sự khải thị thuộc linh, tức là sự khải thị từ trời ? Không phải chỉ biết rành rẽ ngữ vựng và văn phạm Do-thái và Hy-lạp là có thể cắt nghĩa Tân Cựu Ước. Những thầy tế lễ, thầy thông giáo, người Pha-ri-si vào lúc Chúa Giê-xu còn tại thế là những người rất giỏi ngôn ngữ và văn phạm Cựu học, nhưng không hiểu được những lời tiên tri về Đấng Messiah, nên khi Đấng Messiah đến, họ là những người gào thét : ‘Hãy trừ hắn đi ! Đóng đinh hắn trên cây thập tự đi ! ‘ (Giăng 19. 15).

Bài học Đức Thánh Linh dạy chúng ta trong mấy chương đầu của thư Rô-ma là: chúng ta phải ý thức và thú nhận với Đức Chúa Trời sự công bình riêng của chúng ta, những việc lành của chúng ta không có một chút giá trị gì và hoàn toàn thiếu hụt tiêu chuẩn thánh thiện của Chúa. Còn mấy chương đầu (chương 1 đến chương 3) của thư Cô-rinh-tô thứ nhất cho chúng ta thấy rằng : khôn ngoan, tri thức của con người, dù là của người được đời thán phục gọi là ‘bộ óc vĩ đại’, cũng chỉ là ‘đồ dại’ dưới con mắt của Đức Chúa Trời. (Xin xem chương 1 , 2 và 3 , Cô-rinh-tô thứ nhất; đặc biệt là I Cô-rinh-tô 1:19-21, 26, 27; 2:12-14).

Như chúng ta đã thấy, người Do-thái có Cựu Ước do Đức Thánh Linh khải thị, nhưng họ hiểu Cựu Ước bằng lý trí nên đã đi vào con đường lầm lạc. Người Do-thái cũng ỷ lại vào sự công bình riêng, như có chép trong Rô-ma 10:3 Bởi họ không nhận biết sự công binh Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công bình riêng của mình, nên không chịu phục sự  công bình của Đức Chúa Trời ?

Các hệ phái Tin Lành (Evangelical) tuy đã biết công nhận— ít nữa là trên lý thuyết — sự công bình (righteousness) của con người hoàn toàn thiếu sót, không thể nào đạt đến tiêu chuẩn công bình thánh thiện mà Đức Chúa Trời đòi hỏi, nhưng cũng còn phải thú nhận rằng sự khôn ngoan của loài người cũng hoàn toàn thiếu hụt. Có lẽ đây là bài học mà Cơ-đốc-nhân của thế kỷ thứ 21 cần phải học trước tiên.

Chúng ta biết rằng người có tội chỉ có thể tiếp nhận sự công bình của Đức Chúa Trời để được cứu rỗi khi người đó dứt khoát khước từ sự công bình riêng của mình. Sứ đồ Phao-lô làm chứng về kinh nghiệm của mình trong Phi-líp 3:4-7, 9 như sau : ‘ ấy chẳng phải tôi không có thể cậy mình trong xác thịt đâu. Ví bằng kẻ khác tưởng ràng có thể cậy mình trong xác thịt, thì tôi lại có thể bội phần nữa : tôi chịu phép cát bì ngày thứ tám, về dòng Y-ơ-ra-ên, chi phái Bên-gia-min, người Hê-bơ-rơ con của người Hê-bơ-rơ về luật pháp thì thuộc phe Pha -ri-si, về lòng sốt sắng thì  là kẻ bắt bớ Hội thánh, còn như về sự công bình của luật pháp thì không chỗ trách được. Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Thật tôi xem những  điều đó như rơm rác hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin trên Đấng Christ mà được, tức là sự công bình đến bởi Đức Chúa Trời_ và đã lập lên trên đức tin ?

Đối với sự khôn ngoan cũng như vậy. Chỉ khi nào chúng ta khước từ dứt khoát sự khôn ngoan của loài người,—- và cũng chỉ từ giờ phút đó —-chúng ta mới tiếp nhận được sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Lời Chúa dạy rằng : Chớ có ai tự dối mình: nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời nay, hãy trở nên dại dột, để được nên khôn ngoan ‘ (I Cô-rinh-tô 3:18), ‘Lúc đó, Đức Chúa Giê-xu nói rằng : Hỡi Cha, là Chúa của trời đất, tôi khen ngơi Cha, vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ cho con trẻ hay ‘ (Mathiơ 11:25) (Cũng xem I Cô-rinh-tô 1 :25-28).

Chỉ khi nào chúng ta khước từ sức lực của mình —và cũng chỉ từ giờ phút đó —- chúng ta mới có thể tiếp nhận được sức lực của Đức Chúa Trời. Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lương cho kẻ chẳng có sức ‘ Ê-sai 40:29, — ‘Nhưng Chúa phán rằng: . Ân Điển Ta đủ cho ngươi rồi (Ân Điển Ta lúc nào cũng đầy đủ cho ngươi), vì sức mạnh Ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi ‘ (2 Cô-rinh-tô 12:9) — ‘Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian đê làm hổ thẹn những kẻ khôn, Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh, Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời ‘ (I Cô-rinh-tô 1. 27-29)

Phải khước từ trước khi được tiếp nhận; phải trút ra cho hết ‘cái tôi’, Đức Chúa Trời mới đổ vào đầy tràn quyền năng của Ngài, chúng ta phải học với Đức Thánh Linh để hiểu được Kinh Thánh, và không thể nào ỷ lại vào sự soi dẫn ngày hôm qua để học Kinh Thánh hôm nay. Mỗi lần mở Kinh Thánh ra là mỗi lần chúng ta phải được Thánh Linh dạy dỗ. Ngay cả những khúc Kinh Thánh chúng ta đã được Thánh Linh dạy một lần rồi, khi nghiên cứu lại khúc đó chúng ta cũng phải xin Thánh Linh dạy nữa để có thể học được những bài học sâu nhiệm hơn, tươi mới hơn.

Mục sự Andrew Murray có một lời khuyên rất đúng chúng ta cần phải nhớ là : ‘Mỗi lần tiếp xúc với Lời Đức Chúa Trời, như khi nghiên cứu Kinh Thánh, khi nghe giảng dạy hay khi đọc một sách Giải Kinh, bạn phải thành thật thú nhận là mình không ra gì, không có gì, rồi loại bỏ ra khỏi tâm trí các tư tưởng ‘khôn ngoan’ riêng của bạn và bởi đức tin, mở lòng ra nghe sự day dỗ của Giáo sự Thiên thượng của với tinh thần hoàn toàn thuận phục ‘ .

( 10) I Cô-rinh-tô 2:1-5 Hỡi anh em, về phần tôi, khi tôi đến cùng anh em, chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời. Vi tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jê-sus Christ và Đức Chúa Jê-sus Christ bi đóng đinh trên cây thập tự. Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẫy lắm. Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng lời diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại tỏ ra Thánh Linh và quyền phép (And my speech and my preaching were not with persuasive words of human wisdom but in demonstration of the Spirit and power), hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời.

I Tê-sa-lô-ni-ca 1:5 Vả, Tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh vả sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thể nào. (For our gospel did not come to you in word only, but also in power, and in the Holy Spirit and in much assurance, as you know what kind of men we were among you for your sake.)

(Cũng xem Rô-ma 8:26, 27)