Thánh Kinh Bảo Huấn- Đức Thánh Linh (Chương VI- Phần 2)
III. Công việc Đức Thánh Linh làm trong người tin
( 1 ) Tít 1:5 Không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh.
Giăng 3:3-5 Đức Chúa Jê-sus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jê-sus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.
Điểm Xác Nhận Thứ Nhất: Đức Thánh Linh sinh lại, làm mới lại, tái tạo người tin nhận Đức Chúa Jê-sus (cũng xem : Rô-ma 12:2; 2 Cô-rinh-tô 5:17)
Tái sinh, hay tái tạo là công việc của Đức Thánh Linh. Tái sinh hay tái tạo là ‘truyền thụ sự sống của Đức Chúa Trời vào người ‘ đã chết vì lầm lỗi, và tội ác mình ‘ (Ê-phê-sô 2:1). Đây là công việc chỉ một mình Đức Thánh Linh có thể làm được.
(Giăng 6. 63 ấy là Thần Linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là Thần Linh và sự sống).Ghi chú 1: 2 Cô-rinh-tô 3:6-b chép rằng : chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống.
Có người cắt nghĩa câu này là : Lời Kinh Thánh, nếu giải thích theo nghĩa đen thì làm cho chết, nhưng nếu giải thích theo ‘ tinh thần ‘ (spirit) của đoạn văn thì đem lại ý nghĩa ‘ sống ‘ . Nhưng theo văn cảnh (các câu trước và sau) của câu này, thì cắt nghĩa như vậy là hoàn toàn sai lầm. Đó là lối giải thích xuyên tạc của những người không chịu chấp nhận ý nghĩa thật của Kinh Thánh. Cũng có một lối giải thích sai lầm khác cho rằng : ‘chữ’ có nghĩa là Cựu Ước, còn ‘ Linh ‘ (spirit) là Tân ước, là Phúc âm. Khi đọc cả đoạn văn này (2 Cô-rinh-tô 3:1-10), chúng ta thấy sự khác biệt giữa ‘chữ’ viết bằng mực và ‘Lời sống’ do Đức Thánh Linh viết trên lòng người tin Chúa (câu 3). Câu 7 nói rằng luật pháp là ‘chức vụ về sự chết ‘ vì không có quyền năng của Thánh Linh, nhưng Phúc âm là ‘chức vụ về sự công bình ‘ (câu 9) vì đó là ‘chức vụ của Thánh Linh ‘ (câu 8). Nhưng Phúc âm chỉ có thể làm ‘chức vụ của Thánh Linh , ‘chức vụ của sự sống’ khi Phúc âm được công bố chẳng phải bằng lời diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép (I Cô-rinh-tô 2:4), khi Tin Lành được rao truyền không những bằng lời nói mà thôi, lại cũng bằng quyền phép Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa_(I Tê-sa-lô-ni-ca 1:5). Chỉ có ‘chữ’ của Phúc âm mà không có quyền năng của Thánh Linh thì chỉ có thể lên án, kết tội và làm cho chết. Chức vụ của nhiều Mục sự Truyền đạo ‘chính thống’ là chức vụ chết (chính thống’ dùng ở đây không có nghĩa là ‘Giáo hội Chính thống, Orthodox Church, nhưng nói về những người giảng đúng ‘sách vở’ , đúng thần học, nhưng không có sự sống của Thánh Linh). Chúng ta đồng ý là lời của Phúc âm là công cụ được Chúa dùng để tái sinh người tin (xem Gia-cơ l:8; I Phi-e-rơ l:23; I Cô-rinh-tô 4:15), nhưng không phải chỉ có lời mà thôi, mà lời đó phải được quyền năng Thánh Linh biến thành lời sống để tác động trong lòng người nghe. Dù rao giảng nhiều đến đâu đi nữa, dù lời giảng có đúng thần học đến mấy đi nữa, dù người giảng có nghiên cứu Kinh Thánh từ ngày này qua ngày khác đi nữa, tất cả những cố gắng nổ lực đó đều vô dụng nếu không có chính Thánh Linh tác động. Chỉ có Đức Thánh Linh, và chỉ một mình Ngài thôi, có thể tái tạo một tội nhơn trở thành một người tin Chúa thật, một thánh nhơn. Đức Thánh Linh đang chờ đợi để làm công việc mà Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con sai phái Ngài đến để thực hiện khi chúng ta theo đúng các điều kiện đã được Ngài chỉ dạy trong Kinh Thánh. Điều kiện đó là: chúng ta phải hoàn toàn nhờ cậy hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài. Như chúng ta phải hoàn toàn tùy thuộc vào Đức Chúa Jê-sus để được ‘xưng công bình’ thì chúng ta cũng phải hoàn toàn tùy thuộc vào Đức Thánh Linh để Ngài làm công cuộc tái sinh của Ngài. Tái sinh tức là truyền thụ một bản chất mới — bản chất của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh là Đấng truyền thụ bản chất (bản tính) này cho chúng ta, để chúng ta ‘trở nên người dự phần bổn tính của Đức Chúa Trời.
(2 Phi-e-rơ 1:4) (So sánh với việc làm của Thánh Linh trong Lu-ca 1:35). Đức Thánh Linh thực hiện công việc tái sinh (tái tạo) này qua Lời của Đức Chúa Trời.(xem 2 Phi-e-rơ 1 :4 và I Cô-rinh-tô 4:15). Nói tóm lại : tấm lòng người ta là đám ruộng, người giảng Phúc âm là người gieo, Lời Đức Chúa Trời là hạt giống, Thánh Linh làm cho hạt giống nẩy mầm, mọc lên và sống với bản tính của Đức Chúa Trời.
Ghi chú 2: Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ trong người đã được Ngài sinh lại .
I Cô 3:16 Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? Có người cho rằng Thánh Linh ở trong Hội Thánh chứ không ở trong cá nhân người tin Chúa. Nhưng I Cô-rinh-tô 6:19 dạy rằng : Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? Câu này dạy rất rõ ràng về việc Thánh Linh cư ngụ trong mỗi cá nhân chúng ta sau khi chúng ta được Ngài tái sinh. Tái sinh là công việc ‘khoảnh khắc’ khi Thánh Linh đem sự sống của Đức Chúa Trời vào lòng chúng ta để chúng ta có bản tính mới. Nhưng sự kiện Thánh Linh cư ngụ trong người đã được tái sinh là một tiến trình kéo dài liên tục (Giăng 14:17) . Đức Thánh Linh cư ngụ trong người nào thuộc về Đức Chúa Jê-sus, như Lời Chúa dạy trong Rô-ma 8:9 Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài.
Các tín hữu trong Hội thánh Cô-rinh-tô là những Cơ-đốc-nhân bất toàn, nhưng ngay khi quở trách họ về những hành vi trái đạo đức (Xem I Cô-rinh-tô 6 : 1 5 – 1 9) sứ đồ Phao-lô vẫn cho họ (những người đã được tái sinh) biết họ là đền thờ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh sống trong mỗi con cái thật của Đức Chúa Trời, nhưng có tín hữu chỉ có Ngài sống trong một chỗ sâu kín của tâm linh, chứ không để Ngài chiếm hữu trọn vẹn cả tâm linh, linh hồn và thân thể, đúng theo ý muốn của Ngài. Cũng có Cơ-đốc-nhân không ý thức được sự cư ngụ của Thánh Linh, mặc dù Ngài đang sống trong người đó. Biết rằng Đức Thánh Linh đang sống trong mình là một điều vô cùng cao quí và vinh hiển. Người nào đã được sinh lại làm con cái Đức Chúa Trời thì không cần phải cầu nguyện xin Đức Thánh Linh đến cư ngụ trong mình nữa, vì người đó đã có Đức Thánh Linh rồi. Nhưng không phải người nào xưng mình là người ‘tin Chúa’ là Cơ-đốc-nhân, đều có Thánh Linh cả mà chỉ có người đã được sinh lại và có Chúa Jê-sus sống trong mình (Giăng 6:6; Rô-ma 8:14; 2 Cô-rinh-tô 13:5). Bổn phận của người đã có Đức Thánh Linh sống trong mình là phải : ý thức sự hiện diện của Thánh Linh, liên tục nhắc nhở cho mình nhớ : Đức Thánh Linh Vinh quang Thánh Khiết đang ở trong tôi, tôi luôn luôn để Ngài chiếm hữu tâm trí, tấm lòng và tôi lúc nào cũng đề cao cảnh giác để không làm buồn Đức Thánh Linh, vì Ngài là Chúa Tể của tôi. Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu Lời Chúa và sẽ thấy ràng người đã có Thánh Linh cần phải cầu xin ‘báp-tem Thánh Linh’ và ‘đầy dẫy Thánh Linh’.
Con cái thật của Đức Chúa Trời phải nhớ luôn là Thánh Linh đang sống với mình, để giữ thân thể mình thánh khiết, để giữ cho mọi sinh hoạt, tư tưởng, lời nói, nếp sống vâng phục và đắc tháng mà Đức Thánh Linh sẵn sàng thực hiện trong chúng ta. Đây chính là nếp sống Đức Chúa Cha muốn mỗi con cái Ngài phải có.
Khi chúng ta không sống trong xác thịt nhưng sống trong Thánh Linh (in the Spirit), chúng ta chẳng những thấy luật pháp của Đức Chúa Trời là đẹp lòng mà còn có quyền năng do Đức Thánh Linh truyền thụ cho để vâng giữ (Rô-ma 8:4). Chúng ta vẫn còn có ‘thân thể của tội lỗi’ (the body of sin) Rô-ma 6:6), nhưng ‘nhờ Thánh Linh, chúng ta làm cho chết các việc của thân thể (8:13). Lúc đó chúng ta ‘bước đi theo Thánh Linh và không làm trọn những điều ưa muôn của xác thịt ‘ (walk in the Spirit and you shall not fulfill the lust of the flesh) (Ga-la-ti 5 : 1 6), vì ‘những kẻ thuộc về Đấng Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục (passions and desires) mình trên thập tự rồi ‘ (Ga-la-ti 5:24)
Trong quyền năng của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể đắc thắng xác thịt và tội lỗi mỗi ngày, mỗi giờ. Nhưng khi không có quyền năng của Thánh Linh, khi Thánh Linh không tự do hành động trong chúng ta, chúng ta là người hoàn toàn yếu đuối bất năng.
Câu ‘điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi ‘ vẫn đúng cho chúng ta. Vì vậy chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng : chúng ta có thể nhận một số quyền năng của Thánh Linh đem tích trữ trong mình rồi đem ra xử dụng theo ý mình. Chúng ta là dây cắm điện, phải liên tục được nối liền với ‘nhà máy điện’, vì khi dây cắm điện không còn được nối liền với nguồn điện, nó chỉ là một khúc dây vô dụng.
Tất cả đều bởi Đức Thánh Linh. Dù có lúc chúng ta được kinh nghiệm quyền năng Thánh Linh dồi dào đến nỗi xác thịt dường như đã tiêu biến đâu mất, chúng ta đừng bao giờ quên rằng: chỉ có Đức Thánh Linh mới có quyền năng làm cho xác thịt chết đi, rồi giữ cho xác thịt chết liên tục. Nếu cố gắng bước đi chỉ một bước với sức riêng, chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ khi nào ở trong Thánh Linh và sinh hoạt trong Thánh Linh chúng ta mới có đời sống đắc thắng. (Ga-la-ti 5 : 1 6,25)
Ghi chú : Giăng 8:32 chép ‘Các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các người (And you shall know the truth and the truth shall make you free) và Thi Thiên 119:11 chép rằng ‘Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, đê tôi không phạm tội cùng Chúa ‘.
Hai câu này nói lẽ thật, tức là lời Chúa (Giăng 1 7 : 1 7) phóng thích chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi. Khi đem áp dụng Giăng 6:63 với các câu Kinh Thánh trên đây, chúng ta biết rằng không phải chỉ có ‘lời’ hay ‘chữ’, nhưng phải có chính Đức Thánh Linh tác động trong lẽ thật (lời Chúa) để giúp chúng ta đắc tháng tội lỗi.
(3 ) Ê-phê-sô 3:16 Tôi cầu xin Ngài (Đức Chúa Cha) tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyên phép bởi Đức Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng. (That He would grant you, according to the riches of His glory, to be strengthened with might through His Spirit, in the inner man) (=tăng cường con người bề trong, làm cho con người bề trong mạnh mẽ. ‘Con người bề trong’ gồm có tâm trí, tấm lòng và ý chí = mind, heart and will).